Những sự cố trong giàn giáo xây dựng gần đây ngày càng gia tăng. Chính vì thế an toàn lao động trong thi công là vấn đề luôn được nhắc đến nhiều nhất. Điều này đòi hỏi các chủ thầu phải quan tâm tới vấn đề giàn giáo tại công trình. Vậy nên những bộ giàn giáo bao che luôn hiện diện, không thể thiếu tại mọi công trình hiện nay. giá thép tấm Đặc điểm của hệ giàn giáo bao che - Giàn giáo bao che gồm giàn giáo khung và giàn giáo nêm. Trong đó giàn giáo nêm là hiệu quả nhất. Những khung giáo thường được dùng là khung 1,53m hoặc 1,7m. Các khung giáo được liên kết bởi những thanh giằng. Công trình lớn luôn cần phải có giàn giáo bao che - Để cho hệ giàn giáo bao che không bị xê dịch, di chuyển thì cần lắp đặt thêm cùm xoay, ống tuýp. Một bộ giàn giáo bao che công trình chuẩn gồm: cùm xoay, ống tuýp, giàn giáo, mâm, lưới bao che,…. Trong đó: + Giàn giáo tạo nên một khung hình vững chắc, đảm bảo sự an toàn. giàn giáo + Ống tuýp cùng cùm xoay được dùng để gia cố giúp cho hệ dàn giáo bao che thêm chắc chắn. + Lưới bao che là thành phần vô cùng quan trọng. Nó giúp đảm bảo cho những loại vật liệu như: cát, gạch, sắt,… không bị rơi xuống dưới khi thi công làm mất an toàn cũng như ảnh hưởng đến sự uy tín của nhà thầu. Quy định khi sử dụng giàn giáo bao che trong công trình xây dựng Quy định giàn giáo bao che cho công trình gồm: + Khi thi công những công trình có độ cao trên 7 tầng bắt buộc phải dùng tới giàn giáo bao che có lưới xung quanh. Để đảm bảo được sự an toàn cho vật liệu và người. Đối với công trình cao hơn, cần phải dùng thêm lớp lưới hứng ở bên ngoài giàn giáo. Với mục đích bảo đảm an toàn tuyệt đối. + Giàn giáo bao che nhà cao tầng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về cấu tạo, thiết kế. Cũng như lắp dựng, vận hành giống như trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật. + Ngoài ra tiêu chuẩn giàn giáo bao che về khả năng chịu lực phải đảm bảo an toàn theo trọng tải đã quy định. Một số quy định khi sử dụng giàn giáo bao che trong công trình xây dựng + Công nhân lắp giàn giáo bao che cần phải được đào tạo một cách bài bản. Đồng thời tuân thủ đúng những yêu cầu về quy trình, kỹ thuật. Khi thi công các công nhân phải được trang bị phương tiện bảo hộ đầy đủ. + Mặt bằng nơi thi công giàn giáo bao che cần phải ổn định, có rãnh thoát nước tốt. Giá đỡ và cột đỡ giàn giáo cần được đặt thẳng đứng. Bên cạnh đó chúng cần được giằng neo theo đúng bản thiết kế. + Khi kích thước giàn giáo bao che hơn 6m thì cần phải có ít nhất 2 giàn giáo công tác. Còn khi giàn giáo có độ cao trên 12m bạn cần dùng khoan giàn giáo làm cầu thang lên xuống. xem thêm : giá giàn giáo chữ a Vì sao cần phải dùng giàn giáo bao che cho mọi công trình? - Mọi công trình thi công đều ẩn chứa những mối nguy hiểm. Đặc biệt là tính mạng của những công nhân. Bởi họ phải làm việc ở nhiều độ cao khác nhau. Không những thế nó còn gây nguy hiểm cho cả những người ở dưới gần công trình. Dưới đây là một số lý do bạn cần thi công giàn giáo bao che công trình: + Hệ thống giàn giáo chắc chắn, kết hợp cùng lưới bao che giúp cho công nhân được an toàn hơn trên mọi độ cao. + Lớp lưới giàn giáo sẽ không để cho các vật rơi từ trên cao xuống (gạch, cát, xi măng….) gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh công trình. + Đồng thời khi bạn có được cách tính toán giàn giáo bao che hợp lý. Thì sẽ giúp cho hoạt động thi công của các công nhân không gây ảnh hưởng đến cư dân xung quanh công trình. + Không những thế giàn giáo bao che còn giúp bảo vệ môi trường hiệu quả. Nó hạn chế được bụi bẩn phát ra từ công trình xây dựng trong quá trình thi công. Sử dụng giàn giáo bao che giúp đảm bảo an toàn cho công nhân và dân cư xung quanh công trình Chính vì những lý do trên mà hiện nay những công trình xây dựng đều cần dùng tới giàn giáo bao che. Vậy cách lắp dựng giàn giáo bao che như thế nào mới đúng chuẩn? Nội dung trong phần tiếp theo sẽ giúp bạn tìm được đáp án, cùng theo dõi nhé! Các bước lắp dựng giàn giáo bao che + Để bảo đảm an toàn khi thi công xây dựng, giàn giáo bao che công trình cần lắp dựng theo đúng tiêu chuẩn. Cụ thể: + Đầu tiên bạn cần phải dựng chân cột đỡ của giàn giáo cùng với kệ đệm. Đồng thời bạn hãy chống trượt, chống lún cho cột đỡ + Tiếp theo bạn hãy lắp cột đỡ vào chân cột dựa theo chiều thẳng đứng. Sao đó bạn hãy giằng neo theo như bản vẽ thiết kế + Dựng chân khung giằng chéo của giàn giáo bao che. Với mục đích đảm bảo được độ chắc chắn cho giàn giáo + Lắp đặt sàn thao tác cho công nhân di chuyển khi thi công. Sàn cần phải cố định vào khung giàn giáo để bảo đảm sự an toàn khi thi công + Cuối cùng bạn hãy căng lưới bao che tới khi bàn giao công trình cho gia chủ. Địa chỉ cung cấp, Quang Minh Hưng cho thuê giàn giáo bao che giá rẻ, uy tín - Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp, cho thuê giàn giáo bao che đa dạng về giá thành, chủng loại. Tùy nhu cầu dùng của công trình, bạn có thể chọn giàn giáo nêm hoặc khung. Để đảm bảo được sự an toàn cho công nhân và đáp ứng tiến độ thi công công trình. - Để có thể yên tâm hơn về chất lượng, giá thành bạn cần tìm được địa chỉ cung cấp giàn giáo bao che trượt uy tín. Quang Minh Hưng là một trong những công ty đi đầu trong sản xuất những thiết bị xây dựng. Và đây đang là chọn lựa của nhiều chủ thầu tại HCM, Bình Dương, Đà Nẵng,…. xem thêm : Tổng hợp các loại giàn giáo - Với đội ngũ công nhân chuyên nghiệp cùng dây chuyền sản xuất tân tiến. Công ty chúng tôi cam kết giàn giáo bao che đạt chuẩn ISO về chất lượng. Hơn thế báo giá giàn giáo bao che cạnh tranh, rẻ hơn so với những đơn vị cùng ngành khác.
Trước đây ÔNG CHA TA thường dùng các chất liệu như: gỗ, tre, nứa,… các chất liệu xung quanh đời sống để định vị, chống đỡ khi làm nhà hay các công trình gì đó, nhưng hiện nay những thứ đó người ta gọi là giàn giáo được sản xuất với quy trình công nghệ từ chất liệu tới các thông số quy chuẩn để bảo bảo độ an toàn chính xác nhất. Tùy vào mục đích sử dụng hay các dạng công trình lớn nhỏ khác nhau mà hiện nay có khá nhiều loại giàn giáo mỗi loại có các ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tất tần tận Các Loại Giàn Giáo Trong Xây Dựng được sử dụng phổ biến hiện nay, phân loại các loại giàn giáo theo công dụng, chức năng hay theo chất liệu cấu tạo. Các Loại Giàn Giáo Xây Dựng Phân Loại Giàn Giáo Theo Chất Liệu Hầu hết các loại giàn giáo trong xây dựng ngày nay được sản xuất bằng thép hay hợp kim cứng cáp để đảm bảo được sự an toàn cho hệ thống giàn giáo gồm: >> Giàn Giáo Mạ Kẽm và Giàn Giáo Sơn Dầu Kẽm hay sơn dầu là một lớp bao phủ bên ngoài, bao phủ che chắn hoàn toàn bề mặt kim loại để chống oxy hóa giúp tăng tuổi thọ cho giàn giáo > Ngoài ra lớp bao phủ này còn mang lại độ thẩm mỹ cho hệ giàn giáo. Tuy nhiên giá thành sản phẩm là điểm khác biệt lớn nhất: so về giá thì giàn giáo mà kẽm có giá cao hơn giàn giáo sơn dầu bởi lớp sơn dầu thường dễ bị tróc, trầy xước, một yếu tố nữa là hệ giàn giáo mã kẽm nhìn không bắt mắt bằng. Phân Loại Giàn Giáo Theo Công Dụng Có nhiều loại giàn giáo xây dựng mỗi loại có công dụng, chức năng cơ bản khó thay thế, dựa vào chức năng có thể chia ra làm những loại chính sau: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo Ringlock, giàn giáo Coma và Giàn giáo thủy lực Giàn Giáo Khung (Giàn giáo truyền thống) Giàn giáo khung hay còn gọi là khung giàn giáo, giàn giáo chữ h, giàn giáo tiệp. Đây là loại giàn giáo có xuất xứ lâu đời nhất được coi là loại giàn giáo truyền thống, hiện tại giàn giáo khung cũng được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất, hầu như không công trình nào là không sử dụng chúng. Giàn giáo khung sơn dầu Giàn giáo khung hiện nay rất chắc chắn có thể chịu được trọng tải lớn bởi được sản xuất bằng công nghệ hàn MIG hiện đại, giàn giáo khung thường được sản xuất với chất liệu thép phi 42, dày 2mm, trọng lượng cơ bản của 1 bộ khung giàn giáo 1.7m là 12.5kg, có các kích thước chuẩn sau: Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.700mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.530mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 1.200mm x 1.250mm Giàn giáo có đầu nối hoặc không có đầu nối 900mm x 1.250mm >> Xen bài viết dưới bạn sẽ rõ hơn về các kích thước quy cách chi tiết của các loại kích thước của dàn giáo khung Hệ giàn giáo khung bao gồm: Khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cây chống tăng, cầu thang, mâm giàn giáo Giằng chéo hệ giàn giáo khung có tác dụng chịu lực và cố định khung, thông thường kích thước tiêu chuẩn của giằng chéo tương ứng với kích thước khung giàn giáo là: 1960mm và 1710mm. Giàn giáo khung có 2 loại cơ bản hiện nay: giàn giáo khung mạ kẽm và loại sơn dầu (giàn giáo khung mạ kẽm được sử dụng nhiều hơn) Giàn Giáo Nêm Giàn giáo Vietform chính là giàn giáo nêm có tác dụng chống sàn sử dụng chủ yếu trong công tác chịu lực khi đổ bê tông, kết cấu bê tông, giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,.. giàn giáo nêm được lựa chọn sử dụng phù hợp với các công trình lớn. giàn giáo nêm Cũng như giàn giáo khing thì giàn giáo nêm cũng được sản xuất với 2 loại cơ bản: giàn giáo nêm mạ kẽm và sơn dầu, loại mã kẽm cũng được sử dụng nhiều vì tính thẩm mỹ cao hơn. Cấu tạo hệ giàn giáo nêm bao gồm: chống đứng, giằng ngang, giằng chéo, hệ chống đà biên. Các phụ kiện được liên kết qua các linh kiện như: chốt nêm, U liên kết,… Hệ giàn giáo nêm – Kích thước giằng ngang: 1500mm, 1200mm, 1000mm, 600mm, 500mm. – Kích thước chống đứng nêm: 3000mm, 2500mm, 2000mm, 1500mm, 1000mm. Giàn giáo nêm được kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt hay tháo giỡ, dễ di chuyển. > Hệ giàn giáo nêm không thể thiếu với các công trình xây dựng lớn hiện nay Giàn Giáo Đĩa (Giàn giáo Ringlock) Giàn giáo đĩa hay còn gọi là giàn giáo Ringlock, thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay sử dụng hệ giàn giáo đĩa cũng khá nhiều, ở các nước châu âu như: Mỹ, Pháp, Anh Đức, Ý… thì giàn giáo đĩa được sử dụng khá phổ biến, được phát triển từ giàn giáo nêm. Cấu tạo tương tự với giàn giáo nêm tuy nhiên chỉ khác nhau ở các mối liên kết được thiết kế đặc biệt, giống với mâm đĩa nhưng lại có nhiều ưu điểm hơn. Hệ giàn giáo đĩa cấu tạo bao gồm các bộ phận: thanh giằng, đà chống, chống consol,.. Thanh giằng giàn giáo đĩa được làm từ thép dày từ 2 – 2.5mm có chiều dài từ 1.000m đến 2.500mm Thanh chống đà và chống consol có chiều dài 1.200mm. So với các loại giàn giáo khác thì thanh chống đứng của giàn giáo đĩa rất chắc chắn có thể chịu được trọng tải rất lớn, hơn nữa các điểm kết nối trong hệ giàn giáo chắc chắn tới mức có thể giàn thanh chống đà ở giữa để có không gian hơn cho công trình những vẫn đảm bảo được độ chắc chắn an toàn. Giàn Giáo Pal (Giàn giáo Coma) Đây là loại giàn giáo đặc thù cho các công trình xây dựng cầu đường bởi sức chịu đựng của nó là rất hơn so với 2 loại giàn giáo khung và giàn giáo nêm. Giàn giáo Pal hay được gọi là giàn giáo chữ A loại được sử dụng như một chân chống vạn năng được thiết kế dựa trên nguyên tắc một khung giàn tam giác. Khi lắp ráp các đoạn được xếp chồng và tạo nên trụ giáo có chân đế hình vuông, cạnh 1200x1200mm. Hoặc chân đế hình tam giác với cạnh 120mm. Khung tam giác này đặt trên khung tam giác kia cho đến khi đạt độ cao yêu cầu. Cấu tạo giàn giáo PAL bao gồm các bộ phận – Kích ren được hàn vào đế (kích SA-2) và tấm đầu (kích SA-1) – Các thanh giằng ngang và giằng chéo (SN-12 và SD-12) – Khung tam giác tiêu chuẩn (S-1215) – Khớp nối (SA-01) – Chốt giữ khớp nối (SA-02) Giàn Giáo Thủy Lực Trong các loại giàn giáo hiện nay thì giàn giáo thủy lực là loại sử dụng công nghệ hiện đại nhất, Giàn giáo thủy lực có sự liên kết chặt chẽ, được nâng lên và điều khiển bởi hệ thống thủy lực. Trong hệ thống thủy lực, dầu là môi chất để truyền lực và bôi trơn các bề mặt tiếp xúc, được luân chuyển trong một hệ tuần hoàn kín nhờ bơm dầu và các cơ cấu điều khiển. Cấu tạo Giàn giáo thủy gồm 3 bộ phận chính là thanh trụ kích, khung kích và kích Thanh trụ kích hay ty kích được làm bằng thép làm nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn bộ các tải trọng từ khung kích truyền xuống kết cấu bê tông Khung kích được làm bằng gỗ hoặc kim loại có vai trò tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ván khuôn, kích, sàn nâng, các tải trọng của bê tông và các tải trọng khác trong quá trình thi công Kích (chủ yếu là kích dầu) giữ chức năng đưa toàn bộ ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọc theo các ty kích nhờ áp lực dầu. Kích thủy lực tuy có kích thước nhỏ nhưng công suất rất lớn, sử dụng đơn giản và tiện lợi nên rất được ưa chuộng Trong hệ giàn giáo thủy lực thì hệ thống nâng của giàn giáo thủy lực giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa điều khiển hoạt động vừa đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống. Một kích thủy lực thông thường có sức nâng từ 3 – 5 tấn, liên kết với nhau thành chuỗi và được điều khiển qua một trạm vận hành của máy bơm trung tâm. Một máy bơm trung tâm trung bình có thể vận hành số lượng lên đến 100 kích nhưng vì tính an toàn người ta chỉ dùng từ 30 đến 40 kích. >> Trên đây là những loại giàn giáo trong xây dựng được sử dụng phổ biến thông dụng nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn có các loại giàn giáo khác ít sử dụng hơn như: Dàn giáo Chén, giàn giáo hoa mai, giàn giáo hoa thị….
Đến TP.HCM hay miền Tây, xe rùa Trần Đà luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Tò mò về nhân vật tạo nên thương hiệu này, tôi đến Long An tìm gặp người sáng lập công ty TNHH SX&TM Trần Đà. Hành trình từ cơ sở 14m2 đến nhà máy 10.000m2 Năm 1964, ông Trần Đà từ Quảng Nam vào Sài Gòn ở nhờ nhà người cô để đi học. Thông minh, sáng dạ, ông đậu vào trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng với số điểm cao. Đam mê kỹ thuật cơ khí nên học ở trường chưa đủ, khi có thời gian rảnh ông đều lấy sách ra đọc và học thêm. Có những thời điểm rất khó khăn, thậm chí người khác còn nói ông đừng mơ về tương lai với kỹ thuật cơ khí nữa và khuyên ông từ bỏ. Không bận tâm đến những lời làm nhụt chí, ông cặm cụi vẽ từng chiếc ốc vít, trau chuốt từng chi tiết máy trong cuốn sổ tay nhỏ để tự học thêm, tự nghiên cứu. Năm 1988, ông mở cơ sở gia công cơ khí nhỏ với 6 nhân viên là anh em trong nhà, vốn liếng chỉ có chiếc máy tiện cũ. Đến nay, công ty đã phát triển và mở rộng quy mô nhà máy hơn 10.000m2 tại khu công nghiệp Tân Đô cùng số lượng nhân viên lên đến 80 người. Có được cơ ngơi như ngày nay chính là nhờ ông Trần Đà đã không bỏ cuộc từ ngày đầu cũng như không đầu hàng trước những thử thách lẫn bất biến của thời đại. Từ máy công cụ đến xe rùa chất lượng của Việt Nam Thuở đầu hoạt động, sản phẩm chủ lực của công ty là máy công cụ, cứ nhắc đến công ty Trần Đà là nghĩ ngay đến máy công cụ bền, tốt. Khi đó, công ty đã làm ra chiếc máy tiện 18 mét, dài hàng đầu Việt Nam. Máy của công ty Trần Đà chất lượng đến mức có khách hàng kể họ đã hòa vốn chỉ sau 6 tháng, dù chiếc máy giá 10 cây vàng - giá trị rất lớn thời đó. Sau này theo xu thế chung của thị trường, công ty thu nhỏ quy mô sản xuất máy công cụ và chuyển sang sản phẩm chủ lực mới là xe rùa. Xe rùa Trần Đà có mặt ở khắp nơi trong sản xuất lẫn đời sống. Người tiêu dùng cho biết họ lựa chọn xe rùa Trần Đà vì rất bền và đẹp. Một đồn mười, mười đồn trăm, những lời truyền miệng cứ thế lan rộng và giúp xe rùa Trần Đà nổi bật so với nhiều thương hiệu xe rùa khác trên thị trường. Đây chính là kết quả quá trình nghiên cứu của ông Trần Đà cùng toàn thể công nhân viên nhằm tạo ra xe rùa chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Thời gian đầu, xe rùa chỉ có thùng làm bằng sắt. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên và đường bờ biển dài của nước ta, người dân chuyên dùng xe rùa trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, do đó thùng bằng sắt dễ bị rỉ sét và hư hỏng. Nhận ra điều này, ông Trần Đà ngày đêm nghiên cứu tìm vật liệu mới để thay thế. Chiếc thùng xe rùa nhựa mới ra đời 28 Tết Âm lịch (Canh Dần) năm 2010. Được biết, công ty Trần Đà là công ty tiên phong trong sản xuất thùng nhựa bằng công nghệ khuôn xoay tại Việt Nam, cho ra sản phẩm bền trên 10 năm và an toàn với sức khỏe. Xe rùa thùng nhựa Trần Đà Hiện nay, xe rùa Trần Đà đã có mặt trên 30 tỉnh thành cả nước và xuất khẩu đến nhiều quốc gia, tự hào là thương hiệu Việt Nam chinh phục thị trường Úc, Mỹ. Ngay từ những chiếc xe rùa mới xuất hiện công ty đã sản xuất theo tiêu chuẩn Úc, đặc biệt, chất lượng của xe rùa nội địa tương đương thậm chí còn tốt hơn xe rùa cho thị trường quốc tế. Làm việc với đối tác tại Úc Tấm gương lao động chăm chỉ Diện tích công ty mở rộng, nhân viên theo đó cũng tăng lên, nhiều người gắn bó với công ty trên 25 năm, đáng nể là 60% nhân viên làm việc hơn 10 năm. Không chỉ do môi trường làm việc lành mạnh, chế độ hợp lý, mà còn bởi công nhân viên dành sự tin yêu và nể phục cho vị thuyền trưởng dẫn dắt họ. Trao đổi các chi tiết kỹ thuật với nhân viên Tổ trưởng tổ tiện Võ Thị Chính chia sẻ: "Có những sáng Chủ nhật, tôi nhận được điện thoại sếp Đà hỏi thăm các chi tiết kỹ thuật, mới thấy trong lúc mình cà phê nghỉ ngơi thư giãn thì sếp vẫn đang miệt mài làm việc. Dù là đêm khuya hay ngày nghỉ, sếp vẫn làm cho đến khi nào hoàn thành công việc mới ngơi tay". Lẽ ra ở cái tuổi nghỉ hưu có thể an nhàn vui hưởng tuổi già, ông Trần Đà vẫn tràn đầy năng lượng làm việc khiến các nhân viên kỳ cựu lẫn nhân viên trẻ đều nể phục. Ông cười hiền nói muốn tiếp tục làm để trở thành tấm gương cho con cháu. Bên cạnh đó là niềm vui tạo ra những sản phẩm chất lượng, đóng góp cho xã hội cũng như tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Ông Trần Đà ngày khai trương nhà máy năm 2021 Hơn 30 năm hoạt động, trải qua không ít khó khăn và thách thức, công ty Trần Đà vẫn ngày một phát triển bởi luôn đi theo dấu chân của người dẫn đầu Trần Đà - những dấu chân chăm chỉ, nỗ lực, không dễ dàng từ bỏ, và từ đó bước đến con đường thành công.